Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 5.5.2024
Ở cự ly 10 km, giải nhất nam thuộc về VĐV người Đức, Hirrle Simon, với thời gian chạy là 36 phút 10 giây; giải nhất nữ thuộc về VĐV Nguyễn Khánh Ly với thời gian 41 phút 15 giây.Loa JBL Authentics phong cách hoài cổ ra mắt tại Việt Nam
Theo thạc sĩ Phạm Quang Trường, thực tế sinh viên kinh tế rất “sợ” các môn toán cao cấp, kinh tế - luật và xác suất thống kê. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trường, sinh viên không nhất thiết phải quá giỏi môn toán khi học các ngành liên quan kinh tế vì đây chỉ là một phần để tư duy. Có những môn học khác cần thiết như: ngoại ngữ, tin học... Bên cạnh đó, những bạn học luật thì cần trang bị kiến thức về lịch sử, văn, xã hội học.
Lo thiếu quỹ đất ở để làm nhà ở thương mại
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU).Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành lập vào tháng 8, Chi hội Siêu Đầu bếp Việt Nam đã có những hoạt động liên tục trong việc giới thiệu, trình diễn các món ăn Việt - Âu với sự gia giảm gia vị Việt tới các doanh nghiệp thực phẩm như: Masan, Lee Kum Kee, ABC... Đồng thời, tổ chức thành công các hoạt động xã hội, các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; phát động các chiến dịch ý nghĩa như "Cho đi là còn mãi", chương trình từ thiện tại Long An; hỗ trợ quỹ bảo trợ trẻ em khuyết tật tại TP.HCM...Bên cạnh kiện toàn nhân sự nội bộ và hoạt động của các văn phòng, ban, chi hội trực thuộc, các thành viên của VCCA trong năm qua đã tổ chức thành công sự kiện nổi bật. Đơn cử: Chi hội Nhà hàng Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện ARAA trong khuôn khổ sự kiện The Restaurant Leadership 2024; khởi động dự án "Việt Nam, hành trình trở thành "Kinh đô Ẩm thực" mới của thế giới". Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo, nhà quản lý và đại diện các tổ chức quốc tế trong ngành F&B, đồng thời là cơ hội để giới thiệu, kết nối và phát triển nền tảng ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế...Phát huy thế mạnh của VCCA trong việc tập hợp và sử dụng đội ngũ đầu bếp - nghệ nhân ẩm thực trên toàn quốc, VCCA đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành của các địa phương để tư vấn, đồng tổ chức, bảo trợ chuyên môn và hỗ trợ truyền thông các sự kiện văn hóa ẩm thực và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc như: Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định năm 2024; Festival Phở Nam Định 2024; Tuần lễ Ẩm thực truyền thống Huế 2024; Ngày hội ẩm thực “Mặn mà Đà Nẵng”... Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch VCCA nhìn nhận năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam, tạo ra những tác động sâu sắc đến hoạt động của hiệp hội. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, đồng thời ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch quốc tế. Xu hướng này mang đến nhiều cơ hội cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.Nắm bắt cơ hội từ sự phát triển du lịch, sự thay đổi chính sách và hội nhập quốc tế VCCA đặt mục tiêu tiếp tục phát triển số lượng hội viên mới, dự kiến phát triển hội viên chính thức và hướng dẫn thành lập thêm các Hiệp hội Văn hóa ẩm thực địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ, Tây Bắc…) trong năm 2025; tổ chức sự kiện "Công bố hành trình tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam bộ sưu tập 365 món ăn đặc sắc Việt Nam với nước mắm" và tiếp tục đồng hành cùng các địa phương tổ chức nhiều cuộc thi, chương trình đưa ẩm thực Việt Nam tiến bước sâu rộng ra thế giới...Đặc biệt, Chủ tịch VCCA và các hội viên đang dành rất nhiều tâm sức hoàn thiện đề án “Tổng tập Ẩm thực Việt Nam kết nối cộng đồng” hướng đến “Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt”.Ông Nguyễn Quốc Kỳ xác định trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và thu hút khách du lịch. Các món ăn Việt Nam, với sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng được quốc tế đánh giá cao. Sự phát triển của ngành ẩm thực du lịch đã góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Những món ăn đặc trưng như phở, bánh mì, bún chả không chỉ ghi dấu ấn trong lòng du khách mà còn được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực thế giới. Do đó, VCCA đặt nhiệm vụ xây dựng được các kinh đô văn hóa ẩm thực, thủ phủ và bảo tàng ẩm thực Việt Nam, đưa ẩm thực trở thành thương hiệu khi nhắc đến Việt Nam.
Tuyển sinh đầu cấp: Chỉ tiêu, lịch khảo sát lớp 6 trường 'hot' của TP.Thủ Đức
Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT năm học 2024-2025 diễn ra vào ngày 25-26.12.2024, TP.HCM có 236 học sinh tham gia ở 12 môn thi bao gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật.Đây là học sinh của các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Trần Phú, Trần Văn Giàu, Phú Nhuận, Tân Túc, Nguyễn Hữu Huân, Ngô Quyền, Lê Quý Đôn, Marie Curie, Trưng Vương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Trung học Thực hành và THCS-THPT Đức Trí.Kết quả có 166 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi trong đó có 6 giải nhất, gồm: Ba giải ở môn tiếng Anh thuộc về học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa; Một giải nhất môn ngữ văn là học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; Một giải nhất môn hóa học là học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi; Một giải nhất môn sinh học là học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.Đây cũng là năm TP.HCM bội thu giải nhất ở nhiều môn thi, những năm trước giải nhất của thành phố hầu như chỉ tập trung ở môn tiếng Anh.Cũng theo thống kê kết quả kỳ thi, tiếng Anh, tin học là 2 môn TP.HCM có số học sinh đoạt giải nhiều nhất với 19 giải/môn. Kế đó là các môn vật lý, hóa học với 18 giải/môn; Môn toán có 16 thí sinh đạt giải. Tiếng Nhật là môn thi mới của kỳ thi năm nay thì học sinh TP.HCM đạt 13 giải. Còn sinh học và tiếng Pháp mỗi môn có 12 học sinh đoạt giải; Môn địa lý và tiếng Trung đạt 11 giải/môn; Môn ngữ văn có 9 giải và lịch sử có 8 giải.Theo kết quả thi của TP.HCM do Bộ GD-ĐT công bố, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa vẫn là những trường có số học sinh đoạt giải nhiều nhất. Kế đó là các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, Lê Quý Đôn... Đặc biệt nhiều trường lần đầu tiên có học sinh tham gia dự thi và đạt giải: Trường THPT Trưng Vương (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); Trung học Thực hành (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (giải khuyến khích môn tiếng Trung); THCS-THPT Đức Trí (giải nhì môn tiếng Trung); THPT Hoàng Hoa Thám (giải ba môn địa lý); THPT Phú Nhuận (giải khuyến khích môn lịch sử).